Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

CÁCH CHẠY LẠI PHẦN MỀM CHO ANDROID

CÁCH CÀI ROM GỐC CHO ANDROID - PHAN MEM ANDROID

Cài lại ROM gốc cũng không quá khó khăn như nhiều người tưởng tượng, bạn không cần phải tốn tiền, tốn thời gian mang ra bảo hành chỉ mất vài phút cài đặt hơn nữa cũng rất an toàn nếu bạn làm đúng trình tự hướng dẫn. Công cụ sử dụng để cài ROM gốc cho điện thoại là phần mềm Odin.

Cài đặt Odin:

  1. Download phiên bản Odin 1.85 tại đây: Odin 1.85
  2. Cài đặt Odin trên máy của bạn.
  3. Hãy chắc chắn rằng driver cho điện thoại của bạn đã được cài đặt cho máy tính. Driver cho điện thoại có thể download trên trang chủ các hãng điện thoại.
  4. Bật chế độ USB Debugging mode trên điện thoại bằng cách vào Settings > Applications >Development > chọn USB debugging.
  5.  Xạc pin cho điện thoại ít nhất là 50%.

Flash Rom sử dụng Odin:

Đầu tiên bạn cần download phiên bản Firmware mới nhất cho điện thoại của mình, tùy từng loại điện thoại mà bạn có thể tìm download firmware gốc trên mạng. Với các smartphone Samsung bạn có thể download các bản firmware cho thiết bị của mình tại đây.
1. Khởi động Odin trên máy tính, màn hình làm việc chính có dạng:

2. Tắt điện thoại.
3. Khởi động điện thoại vào chế độ download mode (giữ phím volume down + home + power)

4. Kết nối điện thoại với máy tính thông qua cáp USB
5. Odin sẽ tự động nhận thiết bị của bạn. Ô đầu tiên sẽ chuyển sang màu vàng với tên[COMx]



6. Chọn loại file download PDA như trong hình. Chú ý: chỉ chọn PDA không chọn bất kỳ ô nào khác.


7. Click vào PDA một cửa sổ sẽ hiện ra, chọn file .md5 của rom bạn muốn flash cho máy.



8. Click Start và chờ cho quá trình hoàn tất.
9. Quá trình flash thành công thanh màu vàng sẽ chuyển thành màu xanh.








 10. Nếu Flash thất bại, đừng lo lắng, tiến hành tháo pin ra khỏi máy vài phút, lắp lại pin và flash lại lần nữa.
11. Khởi động lại thiết bị và chúc mừng bạn đã chạy lại phần mềm android thành công cài đặt bản Rom mới cho chiếc smartphone của mình.

Việc cài lại ROM gốc chạy lại phần mềm android có thể đưa điện thoại Android về trạng thái ban đầu sạch hoàn toàn và có thể giải quyết được hầu hết các lỗi thường gặp trên điện thoại. Sử dụng smartphone và nhất là điện thoại Android thì việc gặp lỗi trong quá trình hoạt động là không thể tránh khỏi (do bị lỗi phần mềm, virus, ứng dụng lỗi, up rom cook… ).

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Tiện ích hữu dụng miễn phí trên Android

Tiện ích hữu dụng miễn phí trên Android

Người dùng Android có lợi thế hơn các nền tảng khác khi có rất nhiều ứng dụng miễn phí khá hữu ích. Dưới đây là những tiện ích mà người dùng không bao giờ phải mất tiền cho thiết bị Android. 





Hóa đơn “khủng”

Khi bạn thường xuyên “buôn” điện thoại và không sử dụng các gói dữ liệu giới hạn, số tiền phát sinh trong hóa đơn điện thoại sẽ khá lớn và không kiểm soát được. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng về điều đó khi có một vài ứng dụng sẽ giúp bạn kiểm soát dữ liệu sử dụng. Tuy nhiên, chức năng này chỉ áp dụng đối với phiên bản Android từ 4.0 trở lên. Bạn chỉ cần truy cập vào Settings > Data usage (bạn sẽ tìm thấy dữ liệu sử dụng trên mạng không dây của bạn) và bạn có thể thiết lập mức độ tiêu thụ, kiểm tra chính xác các ứng dụng đang ngốn nhiều băng thông dữ liệu, hạn chế hoặc cảnh báo khi chuẩn bị vượt qua giới hạn. Nếu bạn có thiết bị hoạt động trên phiên bản Android thấp hơn, thì thử dùng ứng dụng My Data Manager.

Bạn cũng nên sử dụng mạng WiFi miễn phí bất kể khi nào có thể và tìm kiếm các trạm phát WiFi miễn phí bằng ứng dụng WiFi Finder. Rất nhiều nhà mạng cung cấp các điểm WiFi miễn phí cho khách hàng và có các ứng dụng sẽ cho phép bạn xác định vị trí của chúng và tự động kết nối.

Nếu bạn vẫn còn vài phút gọi miễn phí sau đó có thể phải trả phí vượt quá giới hạn. Các giải pháp rõ ràng là kiểm tra một số ứng dụng VoIP and SIP cho phép bạn tạo các cuộc gọi và gửi tin nhắn qua WiFi miễn phí.

Nghe nhạc

Có rất nhiều dịch vụ âm nhạc cạnh tranh trên Android, chẳng hạn như Play Music All Access cung cấp các bài hát không giới hạn với chi phí 10USD mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không cần phải thanh toán bất cứ khoản phí nào mà vẫn có thể được thưởng thức những bản nhạc yêu thích. Đó là kết nối Internet và truy cập vào trang web cung cấp nhạc miễn phí hoặc sử dụng chức năng đài FM sẵn có trên thiết bị.

Các ứng dụng bảo mật 

Nguy cơ lây nhiễm mã độc hoặc các mối đe dọa bảo mật khác là thấp nếu bạn không bao giờ kết nối với mạng Internet và tải bất cứ thứ gì về điện thoại. Tuy nhiên, điều đó rất khó vì người dùng smartphone hiện thường xuyên truy cập Internet và tải các ứng dụng về máy. Do đó, người dùng nên sử dụng ứng dụng bảo mật để bảo vệ điện thoại tránh khỏi các phần mềm độc hại và các mối đe dọa bảo mật khác. Trong hệ sinh thái Android có khá nhiều ứng dụng bảo mật, đặc biệt nhiều ứng dụng còn được “biếu không” cho người dùng.

Chẳng hạn như, Avast Mobile Security. Ứng dụng này nổi tiếng với khả năng chống virus và bảo mật cho máy tính. Avast Mobile Security là một ứng dụng hoàn toàn miễn phí với giao diện người dùng bóng bẩy và các tính năng sáng tạo. Ví dụ như cuộc gọi và tin nhắn SMS chuyển tiếp, tính năng Privacy Advisor và khả năng điều khiển thiết bị của bạn để gọi một số khác khi nó bị mất hoặc bị đánh cắp làm cho Avast một ứng dụng bảo mật hàng đầu trên Android.

Hornet AntiVirus có một số tính năng chuẩn chẳng hạn như quét malware trên ứng dụng và quét dò tìm virus trên ổ lưu trữ. Giao diện của phần mềm dễ sử dụng và đơn giản. Hornet AntiVirus được cập nhật thường xuyên và hầu như người ta không phàn nàn gì về chương trình diệt virus miễn phí này.

BitDefender AntiVirus Freebitdefender nổi bật nhờ sự đơn giản. Chính xác thì ứng dụng này chỉ làm một công việc duy nhất là quét toàn bộ thiết bị để kiểm tra xem chúng có an toàn hay không.

AVG AntiVirus Security Free: AVG cũng là cái tên rất thông dụng trong lĩnh vực bảo mật PC. Phiên bản bảo mật di động của AVG cũng chẳng kém cạnh gì khi có tới hơn 70 triệu người dùng. Phần mềm được trang bị tính năng diệt virus và chống malware tiêu chuẩn. Ngoài ra, nó còn được trang bị khả năng bảo vệ an toàn web, truy tìm điện thoại bị mất/thất lạc (sử dụng Google Map), quản lý tác vụ và quản lý pin hữu hiệu.

Nhạc chuông và hình nền 

Thực sự dễ dàng để thiết lập nhạc chuông riêng hoặc hình nền trên Android. Bạn có thể sử dụng các bức ảnh của riêng bạn hoặc hình ảnh tải trực tiếp xuống điện thoại và chọn chúng làm hình nền. Đối với nhạc chuông, đơn giản chỉ kéo và thả các tệp tin từ máy tính xuống thư mục trên điện thoại. Có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa âm thanh miễn phí sẽ giúp bạn tạo ra những bản nhạc chuông hoặc thông báo theo phong cách của riêng bạn. Chẳng hạn như ứng dụng Audacity. Nếu bạn cảm thấy như thế quá phức tạp thì có thể sử dụng kho nhạc chuông, hình nền cực “khủng” – Zedge.

Để "dế" yêu của bạn trở nên nổi bật giữa đám đông mỗi khi có người gọi đến thì tiện íchZedge sẽ cung cấp cho bạn những bản nhạc chuông "cực độc", bên cạnh đó, đây còn là kho hình nền, âm báo... cho điện thoại Android.

Zedge Ringtones & Wallpapers là ứng dụng miễn phí của dịch vụ trực tuyến Zedge. Đây là nơi lưu trữ, chia sẻ các loại nhạc chuông, âm báo và hình nền miễn phí cho smartphone, có hơn 40 triệu người dùng mỗi tháng. Zedge còn nổi tiếng về đa dạng, chất lượng, tính độc đáo của các nội dung cung cấp.

Ứng dụng Zedge Ringtones & Wallpapers sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm được những bản nhạc chuông chất lượng cao "cực sốc", các file âm thanh thông báo và hình nền HD phù hợp cho thiết bị của bạn.

Theo VNmedia

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Phương pháp sử dụng ứng dụng đa nhiệm hay trên thiết bị Android.



Khi sử dụng một thiết bị Android như smartphone hay tablet, điều khiến chúng ta đôi khi cảm thấy khó chịu chính là việc không thể sử dụng cùng lúc nhiều hơn một ứng dụng. Ví dụ như bạn đang xem video ca nhạc mà muốn đọc báo hay sử dụng chương trình khác. Bởi vậy, có một ứng dụng đã được thiết kế có tên là Floating sẽ cho phép bạn thực hiện được điều này.
Tải ứng dụng Floating.
Ứng dụng có sẵn trên Google Play Store. Có hai phiên bản là bản miễn phí và trả tiền. Không cần thiết phải tải bản trả tiền tuy nhiên nó sẽ giúp bạn có nhiều ứng dụng đa nhiệm hơn.
Cấu hình theo cách bạn yêu thích khi khởi chạy Floating
Sau khi cài đặt xong từ Play Store, khởi động và vào tab SETTINGS.

1 : Nếu muốn các ứng dụng floating có sẵn trên thanh thông báo thì bấm vào ô “Add launcher to notification bar”
2 : Tích vào “Show notification bar overlay” nếu muốn một biểu tượng nhỏ xuất hiện ở góc trên bên trái màn hình. Nó có thể được nhìn thấy ở ảnh trên. Nhấp vào biểu tượng này, launch sẽ được hiển thị.
3 : Đánh dấu vào “Enable floating menu” để menu floating có thể mở rộng (bình thường, chỉ có mũi tên nhỏ được hiển thị và sau khi nhấp vào menu được mở ra)
Mở ứng dụng
Ở trên, bạn đã cấu hình theo cách ưa thích để khởi chạy ứng dụng floating. Một số cách cho phép bạn khởi động ứng dụng floating cụ thể hay khởi động toàn bộ các ứng dụng giống như một drawer khởi động nhanh với ứng dụng floating.
Mở ứng dụng Floating.
Bây giờ bạn hoàn toàn có thể mở các ứng dụng floating và sử dụng nó. Một số điều bạn nên chú ý :
  • Move(di chuyển): Chỉ cần nhấn và giữ thanh tiêu đề rồi kéo đến nơi bạn muốn.
  • Resize (thay đổi kích thước): Có thể thay đổi kích thước một số khung windows bằng cách bấm vào bottombar rồi bắt đầu kéo.
  • Close (Đóng): Bấm vào biểu tượng “Cross” ở góc trên bên phải để đóng cửa sổ.
  • Minimize : Bấm vào biểu tượng ở phía trên bên phải của thanh tiêu đề để thu nhỏ cửa sổ.
  • Các hoạt động khác : Một số cửa sổ ở góc trên bên trái (ba gạch) có thể mở ra cái gọi là menu ngữ cảnh để truy cập vào các hoạt động khác như tối đa hóa và nhiều điều khác.
Sử dụng khi chơi game hoặc lướt mạng.
Bây giờ bạn có thể khởi động bất kỳ trò chơi, trình duyệt hoặc ứng dụng khác mà vẫn có thể sử dụng kèm ứng dụng đa nhiệm. Hình minh họa bên dưới.
Sử dụng các ứng dụng nổi trên Tablet


VIẾT PHẦN MỀM ANDROID - PHẦN MỀM ANDROID - ỨNG DỤNG ANDROID/IOS